Tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số năm 2023

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Từ kết quả đạt được, cũng như hạn chế còn tồn tại, UBND huyện đã đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm cho công tác chuyển đổi số năm 2023

Các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể là: 

 Chuyển đổi nhận thức: Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của Chuyển đổi số; Người đứng đầu chịu trách nhiệm, nêu gương, truyền cảm hứng trong chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình chuyển đổi số như tham gia góp ý, giám sát và sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đổi số mang lại.

 Xây dựng thể chế: Cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch Chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách, khuyến khích đổi mới, sáng tạo; Xây dựng phương án bảo đảm kinh phí cho thực hiện chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

 Phát triển hạ tầng số: Các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn huyện; phát triển mạng 4G, 5G tại huyện; Đầu tư trang thiết bị, kể cả hạ tầng phần cứng và phần mềm đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số.

Triển khai Chính quyền số

Từng ngành, từng lĩnh vực bám sát chỉ đạo của tỉnh, sở, các ban ngành, xây dựng, triển khai các nền tảng Chính quyền số theo từng ngành, lĩnh vực; triển khai các hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán điện tử không thông qua tài khoản ngân hàng (Mobile Money) đối với người dân để phổ cập, cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi đến tất cả người dân; 100% các ngành, lĩnh vực thực hiện thanh toán trực tuyến khi sử dụng DVC giải quyết TTHC.

 Phát triển kinh tế số: Tập trung phát triển

- Kinh tế số ICT/VT (dịch vụ CNTT, Viễn thông, sản xuất phần mềm, phần cứng, sản phẩm nội dung số, dịch vụ CNTT).

- Kinh tế số nền tảng (kinh tế số dữ liệu, dịch vụ số, nền tảng số, kinh doanh trực tuyến).

- Kinh tế số ngành (kinh tế số nông nghiệp, nông thôn).

Xã hội số:

Phát huy hiệu quả của Tổ công nghệ số công đồng, đi từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền hướng dẫn người dân biết và sử dụng các sản phẩm, nền tảng số do các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cung cấp.

Phổ cập kiến thức cho người dân trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà (onetouch.gov.vn) do Bộ TTTT triển khai, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nền tảng mạng xã hội.

Đảm bảo an toàn thông tin:

Triển khai các chương trình đạo tạo kỹ năng, nhận thức về an toàn, an ninh thông tin mạng và tính riêng tư cá nhân đến CBCC-VC trong cơ quan nhà nước, nhân viên trong doanh nghiệp và người dân trong quá trình tham gia chuyển đổi số.

Đảm bảo an toàn thông tin, an toàn dữ liệu khi triển khai, sủ dụng các hệ thống của tỉnh, của doanh nghiệp cung cấp để người dân, doanh nghiệp tin tưởng, sử dụng.

Đào tạo nguồn nhân lực về chuyển đổi số: Triển khai các chương trình đào tạo đội ngũ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công nghệ thông tin trong cơ quan đơn vị, UBND xã, thị trấn thành các chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, địa phương; có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc; Hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút các doanh nghiệp đào tạo, đầu tư vào Lục Nam để từng bước nâng cao nguồn nhân lực của huyện về lĩnh vực chuyển đổi số.

 Kinh phí chuyển đổi số:

- Bố trí nguồn kinh phí đầu tư cho chuyển đổi số hằng năm.

- Lập kế hoạch xác định rõ kinh phí chi cho chính quyền số, kinh tế số, xã hội số là bao nhiêu. Từ đó có phương án triển khai để xây dựng và phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số./.

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

 

User Online: 17,458
Total visited in day: 12,511
Total visited in Week: 18,032
Total visited in month: 169,357
Total visited in year: 1,189,476
Total visited: 13,850,098