Sơ lược về di tích Đình – Chùa thôn Thượng Lâm, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Tóm tắt các thông tin về di tích Đình – Chùa thôn Thượng Lâm, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

1. Tên di tích: Đình- Chùa thôn Thượng Lâm

2. Loại công trình: Kiến trúc- Nghệ thuật

3. Loại di tích: Di tích lịch sử

4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 138/QĐ- BVHTT ngày 31/01/1992.

5. Địa chỉ di tích: Thôn Thượng Lâm, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

6. Tóm lược thông tin di tích

Khu di tích lịch sử- văn hóa đình, chùa Thượng Lâm, thuộc thôn Thượng Lâm, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Đông Bắc.

Khu di tích lịch sử văn hóa đình, chùa thôn Thượng Lâm được xây dựng từ cuối triều Lê đầu triều Nguyễn, ở đời vua Lê Hiến Tông niên hiệu Cảnh Hưng thứ 42 vào năm 1781 là nơi thờ cúng, tưởng niệm người anh hùng có công với dân, với nước. Vì rằng vào những năm 1516-1522 nghĩa quân do cha con Trần Cảo- Trần Cung lãnh đạo đã chiếm giữ một vùng rộng lớn từ phía Bắc Sông Cầu trở lên. Ngoài ý nghĩa lịch sử, khu di tích này còn có ý nghĩa về mặt kiến trúc nghệ thuật- có tác dụng giáo dục cho mọi thế hệ hôm nay và mai sau về truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên ông cha chúng ta.

Khu di tích lịch sử Đình - Chùa thôn Thượng Lâm đã  đón rước đạo sắc phong thần đầu tiên tôn thờ thần hoàng, đã có công giúp nước, trải qua nhiều triều đại cụm di tích đã được đón nhiều đạo sắc phong thần của các vua chúa nhà nguyễn, điều đó nói lên sự tôn kính phụng thờ, của nhân dân địa phương đối với các bậc công thần nghĩa sỹ, đã có công với nước với dân, Trong bài vị còn lưu giữ đến nay đã ghi (chính minh, an quốc, thái hoàng, đương hương, đại lễ, chi thần, vị tiền) cùng với chuông đồng, khánh đúc của long cốt tự , kiệu rồng, mũ thần, hia thần, tại đình làng vẫn còn lưu giữ đến nay đó là những di vật quý giá đã được bảo tồn qua nhiều thế kỷ đến nay vẫn dữ nguyên vể lộng lẫy và trang nghiêm.

Khu di tích gồm:

1) Đình: hướng nam thiết kế gồm 2 phần

-  Nhà tiền tế làm kết cấu bằng gỗ lim, lợp ngói mũ hài , làm theo kiểu chồng giường, có năm gian rộng 6,87m, dài 13m.

-  Hậu cung đình gồm 1 gian 2 trái kết cấu kẻ trường, xà cộc, nguyên liệu làm bằng gỗ lim, ngói mũi hài tường xây gạch, dài 8,35m, rộng 6,10m.

2) Chùa Thượng Lâm (Long cốt tự) hướng nam gồm:

Địa điểm cũ của chùa xưa kia là xây đựng ở trên núi Long Cốt tự, hướng phía Bắc. Đến năm 1940 chùa được rời về vị trí hiện nay. Vì lý do: để bảo vệ chùa. Địa điểm cũ hiện nay chỉ còn lại 3 tòa tháp.

- Nhà tiền tế kết cấu kiểu chồng giường, dài 12,22m, rộng 7,65m.

- Nhà thánh đường kết cấu kiểu giá chiêng, gỗ lim, ngói mũi hài, nền lát gạch vuông. Có chiều dài 7,5m, chiều rộng 5,91m.

Trong khu di tích này hiện còn lưu giữ được nhiều tài liệu hiện vật quý hiếm ,có ý nghĩa nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống trực tiếp cho nhiều thế hệ hôn nay và mai sau . Đó là các bức đại tự, câu đối, chuông, khánh, văn bia, hương án, đồ thờ cúng hệ thống tượng (gồm 21 pho tượng Phật là) hiện vật gốc thời Lê, thời Nguyễn có giá trị về mặt kinh tế cũng như mặt nghệ thuật vừa là tài liệu hiện vật phục vụ cho nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống. Đó là những sưu tập đồ thờ quý hiếm thể hiện phong phú về loại hình, niên đại, chất liệu cầu thành.

          Khu di tích Đình – Đền – Chùa Thượng lâm là một trung tâm văn hoá tiêu biểu của xã Thanh Lâm nói riêng của tinh Bắc Giang nói chung. Nó có ý nghĩa là tư liệu rất quan trọng phản ánh sâu sắc về truyền thông yêu quê hương, đất nước và căm thù giác sâu sắc của nhân dân ta. Đồng thời là nơi thờ phụng, tưởng niệm Trần Cảo – Trần Cung hai thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỷ XVI chống lại áp bức, bóc lột, chèn ép, hà khắc của triều đình phong kiến Việt Nam thời kỳ hậu Lê.

          Điều đáng quý và trân trọng là những lần trùng tu, tu sửa đều do bàn tay khoé léo của những thợ mộc, thợ nề đia phương tạo lên công trình của làng của nước . Đó cũng là sự phản ánh về truyền thống  nghề thủ công cổ truyền ở đây đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển không ngừng làm đẹp cho làng cho xã Thanh Lâm thịnh vượng.

          7. Hoạt động văn hóa và nghi lễ liên quan

          Lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng. Trong lễ hội, ngoài phần lễ tế thần, thành hoàng làng, còn có nhiều trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức như: Cờ tướng, đấu vật, chọi gà, đập niêu, hát quan họ dưới thuyền…Ngoài ra các nghi lễ khác cũng được tổ chức tại di tích như ngày việc làng 11/4, ngày sự lệ (10/8), ngày tế miếu ấm hồn 15/11 …Mỗi một nghi lễ lại có những quy định khác nhau.

Huyện đoàn Lục Nam

Chủ nhật, 19 Tháng 05 Năm 2024

 

User Online: 14,776
Total visited in day: 2,973
Total visited in Week: 2,972
Total visited in month: 154,297
Total visited in year: 1,174,416
Total visited: 13,835,038