Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 919/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025.

Ảnh minh hoạ

       Chương trình đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 10 nghìn sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phấm OCOP đạt 5 sao. Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phâm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử....

Để đạt được mục tiêu đề ra, Chương trình tập trung triển khai đẩy mạnh tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng; tăng cường liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu. Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất, yêu cầu thị trường.

 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phấm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về Chương trình OCOP.

Tăng cường giám sát của cộng đồng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu; duy trì sự đặc sắc, nét văn hóa của các sản phẩm địa phương; thúc đẩy sự tham gia và có cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp của cộng đồng vào sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP; phát triển vùng sản xuất nguyên liệu, sử dụng lao động địa phương.

Kêu gọi các tồ chức quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực về chuyển đổi số, thúc đẩy cơ giới hóa trong phát triển sản phẩm OCOP, phát triển OCOP xanh theo hướng xuất khẩu, gắn với bảo tồn, phát triển bao trùm và bền vững..

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, rà soát, cân đối và bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình OCOP đã được phê duyệt, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình OCOP theo từng giai đoạn và hàng năm. Chỉ đạo và hướng dẫn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, triển khai Chương trình OCOP.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung Chương trình OCOP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tùy điều kiện, đặc điểm cụ thể, chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triên khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn. Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP phù hợp với nội dung, định mức hỗ trợ của trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.

             Xem chi tiết văn bản tại đây./.

                                                                         BBT 

Thứ ba, 21 Tháng 05 Năm 2024

Bản đồ hành chính Bản đồ hành chính

 

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 16,466
Tổng số trong ngày: 11,161
Tổng số trong tuần: 46,701
Tổng số trong tháng: 198,026
Tổng số trong năm: 1,218,145
Tổng số truy cập: 13,878,767